Bài viết này hướng dẫn phương pháp xác định khối lượng tịnh và tỷ lệ khối lượng các thành phần (Determination of net mass and componet parts relationship) trong đồ hộp theo TCVN 4411:87. Nội dung được trình bày ngắn gọn, nhấn mạnh các lưu ý và giải quyết các vấn đề phát sinh để người thực hiện dễ dàng áp dụng và hạn chế sai sót.

1. Đối tượng áp dụng của TCVN 4411:87

TCVN 4411:87 quy định phương pháp xác định khối lượng tịnh và tỷ lệ khối lượng các thành phần trong các loại thực phẩm đóng hộp như: đồ hộp rau thịt, đồ hộp mứt quả, nước quả cô đặc, siro quả.

2. Thiết bị và dụng cụ cần thiết

  1. Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,1g;
  2. Cốc thủy tinh dung tích 500 ml;
  3. Đũa thủy tinh hoặc đũa bằng thép không gỉ đầu dẹt;
  4. Kẹp;
  5. Bếp cách thủy;
  6. Tủ sấy.
  7. Rây có kích thước lỗ 2 – 3 mm.

3. Quy trình xác định khối lượng tịnh của đồ hộp

3.1. Chuẩn bị mẫu thử

Hộp được bóc nhãn hiệu, làm sạch vỏ ngoài và làm khô.

3.2. Xác định khối lượng tịnh của đồ hộp

  1. Cân hộp có chứa sản phẩm rồi mở nắp ra, đổ sản phẩm vào cốc sạch. Sau đó rửa sạch hộp, sấy khô rồi cân hộp rỗng. Nếu sản phẩm có dùng giấy lót thì lấy giấy lót ra khỏi sản phẩm và cân cùng với hộp rỗng.
  2. Khi cần xác định khối lượng tịnh của sản phẩm ở trạng thái nóng thì trước khi mở hộp, cần làm nóng hộp có chứa sản phẩm bằng bếp cách thủy hoặc bằng tủ sấy. Nếu đun nóng sản phẩm đựng trong lọ thủy tinh bằng bếp cách thủy thì mức nước trong nồi phải thấp hơn nắp lọ 2 cm.
  3. Đối với đồ hộp rau thịt thì đun nóng ở nhiệt độ 80 – 85°C trong 25 – 30 phút.
  4. Đối với đồ hộp mứt quả, nước quả cô đặc, sirô quả thì đun nóng ở nhiệt độ 80°C trong 60 – 90 phút.
  5. Tiến hành cân với sai số không lớn hơn mức ghi trong bảng dưới đây.
Cách xác định khối lượng đồ hộp tcvn

Cân hộp rỗng với sai số như khi cân hộp có chứa sản phẩm.

3.3. Xác định tỷ lệ khối lượng các thành phần trong đồ hộp

Xác định riêng rẽ tỷ lệ theo khối lượng các thành phần trong từng hộp.

  1. Đem cân hộp, sau đó mở ra và đổ sản phẩm lên rây đặt trên một cốc thủy tinh đã biết khối lượng. Trải đều sản phẩm lên mặt rây thành mộp lớp có chiều dày không quá 50 mm. Để cho chất lỏng chảy trong 5 phút. Sau đó đem cân cốc có chứa chất lỏng. Hộp đã lấy sản phẩm ra, đem rửa sạch, sấy khô và cân với sai số như 4.2.(5).
  2. Đối với đồ hộp có chứa một số dạng quả và rau khác nhau, tiến hành xác định tỷ lệ các thành phần, sau khi đã tách hết phần chất lỏng. Dùng kẹp hoặc thìa, cẩn thận chuyển từng thành phần từ rây vào các cốc đã biết khối lượng. Trên mặt rây chỉ còn lại thành phần chiếm phần lớn nhất trong sản phẩm. Cân riêng từng cốc với sai số như 4.2.(5).

4. Cách xác định khối lượng

4.4.1. Khối lượng tịnh (X), tính bằng g hoặc kg, theo công thức:

X = M – M1

Trong đó:
M – khối lượng hộp có chứa sản phẩm, g hoặc kg;
M1 – khối lượng hộp rỗng, g hoặc kg;

Chú thích: Cho phép xác định khối lượng tịnh và tỷ lệ khối lượng các thành phần trong hộp từ cùng một hộp.

4.4.2. Tỷ lệ các thành phần theo khối lượng tịnh

Tỷ lệ các thành phần theo khối lượng tịnh thực tế (X1) hoặc theo khối lượng tịnh ghi trên nhãn (X2), tính bằng % theo công thức:

X1 = (M3/M2) x 100

X2 = (M3/M4) x 100

Trong đó:

  • M2 – khối lượng tịnh thực tế, g hoặc kg;
  • M3 – khối lượng một thành phần, g hoặc kg;
  • M4 – khối lượng tịnh ghi trên nhãn hiệu, g hoặc kg.
Nguồn tham khảo
Tại Foscitech, chúng tôi nỗ lực cung cấp những kiến thức chuyên môn đáng tin cậy và bám sát thực tế nhất trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thực phẩm. Chúng tôi sử dụng chính sách biên tập nội dung khắt khe để đảm bảo nội dung trên Foscitech là tốt nhất.

1. TCVN 4411 – 87: Đồ hộp – Phương pháp xác định khối lượng tịnh và tỷ lệ theo khối lượng các thành phần trong đồ hộp. Canned foods – Method for determination of net mass and componet parts relationship.

Tham khảo bài viết vui lòng ghi rõ nguồn: https://foscitech.vn/xac-dinh-khoi-luong-tinh-ty-le-thanh-phan-do-hop-tcvn/

One Response

  1. Avatar for ecommerce ecommerce
    09/03/2024

Leave a Reply

Your email address will not be published