Xác định độ ẩm là kỹ thuật quan trọng trong sản xuất và chế biến ngũ cốc do nó mang tính quyết định đến thời gian bảo quản và tính chất chế biến của nhóm sản phẩm này. Bài viết sau đây sẽ trình bày ngắn gọn, dễ hiểu và chính xác cách tiến hành xác định độ ẩm (moisture content) trong ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc theo phương pháp chuẩn TCVN 9306 để người đọc có thể áp dụng nhanh chóng trong thí nghiệm và sản xuất.
MỤC LỤC
1. Phạm vi áp dụng phương pháp TCVN 9306
Phương pháp tiêu chuẩn quốc tế xác định độ ẩm ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc được trình bày tại TCVN 9306 tương đương ISO 712:2009 và TCVN 9706:2013 tương đương với ISO 711:1985.
Phương pháp này áp dụng cho lúa mì, gạo (thóc và gạo xay xát), đại mạch, hạt kê (Panicum miliaceum), lúa mạch đen, yến mạch, tiểu hắc mạch (cây lai giữa lúa mì và lúa mạch đen), lúa miến ở dạng ngũ cốc, ngũ cốc xay, bột báng hoặc bột mì và không áp dụng cho ngô (TCVN 4846 (ISO 6540)).
2. Nguyên tắc phương pháp xác định độ ẩm
Mẫu thử được sấy ở nhiệt độ từ 130°C đến 133°C cho đến khi thu được khối lượng không đổi. Độ ẩm được tính bằng khối lượng giảm sau sấy.
3. Thiết bị và dụng cụ
- Cân phân tích
- Máy nghiền
- Đĩa kim loại hoặc đĩa thủy tinh có nắp
- Tủ sấy có kiểm soát nhiệt độ
- Bình hút ẩm
4. Chuẩn bị mẫu thử
Tùy thuộc vào kích thước và hàm lượng nước của mẫu hạt phân tích mà cần tiến hành một số bước xử lý như nghiền hoặc sấy sơ bộ.
4.1. Mẫu không cần nghiền
Mẫu thử không cần nghiền khi có kích thước hạt được chỉ ra trong Bảng 1.
4.2. Mẫu thử cần nghiền
Đối với các mẫu hạt có kích thước khác cần được nghiền trước khi phân tích độ ẩm. Trước khi nghiền, phải đảm bảo các mẫu có độ ẩm nằm trong khoảng 9-15%:
Mẫu có độ ẩm >15%: cân một lượng đủ để tạo ra khoảng 5g mẫu thử, chính xác đến 0,001g. Ghi lại khối lượng mẫu (M2). Tiến hành làm khô mẫu sơ bộ và ghi lại khối lượng của cả mẫu và đĩa (M3′).
Mẫu có độ ẩm <9%: đặt khoảng 5g mẫu tại phòng thử nghiệm, cân chính xác đến 0,001mg (M0), vào môi trường thích hợp (thường là môi trường phòng thí nghiệm) và để cho đến khi đạt được độ ẩm nằm trong các giới hạn quy định ở trên.
5. Cách tiến hành xác định độ ẩm
Cân nhanh khoảng 5 g mẫu thử, chính xác đến 0,001 g (M0), cho vào đĩa đã được làm khô và được cân trước, cùng với nắp (Md).
Đặt đĩa mở có chứa phần mẫu thử cùng với nắp vào tủ sấy và để trong 120 phút ± 5 phút (90 phút đối với dạng bột). Sau khi làm khô, nhanh chóng lấy đĩa ra khỏi tủ sấy, đậy nắp và cho vào bình hút ẩm. Cân khối lượng thu được (M1).
Lặp lại các thao tác quy định ở trên cho đến khi thu được khối lượng không đổi (nghĩa là chênh lệch giữa hai lần cân liên tiếp cách nhau nhỏ hơn 0,6 mg).
Tiến hành hai phép xác định trên các phần mẫu thử được lấy từ các mẫu thử khác nhau của cùng một mẫu phòng thử nghiệm.
6. Công thức tính độ ẩm
Độ ẩm WH2O, biểu thị theo phần trăm khối lượng của sản phẩm ban đầu, được tính theo công thức sau:
6.1. Mẫu không sấy sơ bộ
Trong đó:
M0 là khối lượng của phần mẫu thử, tính bằng gam (g);
M1 là khối lượng của phần mẫu thử sau khi sấy, tính bằng gam (g).
6.2. Mẫu có sấy sơ bộ
Trong đó:
M0 là khối lượng của phần mẫu thử, tính bằng gam (g);
M1 là khối lượng của phần mẫu thử sau khi sấy, tính bằng gam (g);
M2 là khối lượng của mẫu lấy trước khi xử lý sơ bộ, tính bằng gam (g);
M3= M3′ – Md là khối lượng của mẫu xử lý sơ bộ, tính bằng gam (g).
7. Lưu ý và các câu hỏi thường gặp
- Cốc thủy tinh hoặc chén sứ có thể được sử dụng thay thế đĩa nêu ở trên.
- Chênh lệch giữa các giá trị thu được từ hai lần xác định phải tiến hành đồng thời do cùng một người phân tích, không được vượt quá 0,10 g độ ẩm trên 100 g mẫu.
- Khi thực hiện nhiều mẫu sản phẩm, không đặt các đĩa chồng lên nhau trong bình hút ẩm mà hãy đặt chúng cạnh nhau.
- Không mở cửa tủ sấy trong khi sấy và không đặt các sản phẩm ẩm vào tủ sấy trước khi lấy các phần mẫu thử khô ra, vì điều đó sẽ dẫn đến việc bù nước một phần.
- Thời gian sấy sơ bộ cần được kiểm tra cụ thể đối với mẫu thử để có được điều kiện xử lý tối ưu.
8. Độ ẩm của một số loại ngũ cốc tiêu biểu (quy định tại TCVN)
Loại ngũ cốc | Độ ẩm tối đa (% khối lượng) | Ghi chú |
Sắn khô | 14 | TCVN 3578:2020 |
Gạo đồ | 14 | TCVN 12847:2020 |
Gạo nếp trắng | 14 | TCVN 8368:2018 |
Thóc tẻ | 14,5 | TCVN 8370:2018 |
Gạo lật | 14,5 | TCVN 8371:2018 |
Yến mạch | 14 | TCVN 11931:2017 |
Tinh bột sắn | 13 | TCVN 10546:2014 |
Bột sắn thực phẩm | 13 | TCVN 8796:2011 |
Bột mì | 15,5 | TCVN 4359:2008 |
Đậu đỗ | 14-15 | TCVN 9705:2013 (Tùy thuộc vào loài đậu đỗ ở điều kiện khí hậu nhiệt đới bảo quản dài hạn) |
Đọc thêm bài viết liên quan: Quy trình xác định độ ẩm chi tiết ; Tổng hợp các phương pháp xác định độ ẩm.
1. ISO 712:2009: Cereals and cereal products — Determination of moisture content — Reference method, https://www.iso.org/standard/44807.html
2. TCVN 9306 (ISO 712), Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc – Xác định hàm lượng ẩm (Phương pháp chuẩn).